Thị trường BĐS Tân Uyên đang trở thành bến đỗ mới của giới đầu tư, kinh doanh bất động sản trước việc tỉnh Bình Dương đang tập trung triển khai khu công nghiệp VSIP 3.
Ông Phạm Sỹ Giáp - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển BĐS Nam Dương, cho biết ngay sau giai đoạn giãn cách xã hội, thị trường Bình Dương đã liên tục đón nhận thông tin các dự án mới được công bố. Từ các dự án căn hộ tại Dĩ An, Thủ Dầu Một cho tới các dự án đất nền, nhà phố tại Bến Cát, Tân Uyên đều được khách hàng đón nhận rất tốt.
Cũng theo ông Giáp, hiện đang có nhiều nhà đầu tư tìm đến Tân Uyên mua bất động sản. Thị trường theo đó cũng rục rịch tăng giá nhưng rất khan hiếm dự án mới. Nguyên nhân một số chủ đầu tư chưa kịp hoàn thiện pháp lý để ra hàng trong khi một số khác thì chờ giá tăng thêm mới bán.
"Đất nền, nhà phố vẫn là sản phẩm chủ lực của thị trường Bình Dương, nhất là ở những khu vực đang phát triển hệ thống hạ tầng và các khu công nghiệp lớn.
Chúng tôi vừa bán hết toàn bộ dự án Bình Dương Avenue City nằm liền kề trường Đại học quốc tế Việt Đức (đại lộ Bình Dương) và khu công nghiệp Mỹ Phước chỉ trong vòng 10 ngày. Bây giờ chúng tôi đang tiếp tục tung ra dự án mới tại Tân Uyên", ông Giáp nói.
Thực tế, một khảo sát của Công ty cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu cũng cho thấy gần đây các dự án đất nền, nhà phố ở Tân Uyên, Bến Cát được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong bối cảnh thị trường ít nguồn cung, nhất là tại TP.HCM.
Về đối tượng khách hàng, ông Giáp cho biết bên cạnh các nhà đầu tư của Bình Dương và đến từ TP.HCM, Tây Ninh, Bình Phước hay các tỉnh phía Bắc, khá nhiều khách hàng tìm đến Tân Uyên để mua đất xây nhà an cư.
Những khách hàng này cho rằng mặt bằng giá đất nói chung đang tăng, nếu không nắm bắt cơ hội sẽ thiệt thòi.
Nhận định tiềm năng, ông Nguyễn Hữu Tạo - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Địa ốc Á Châu, cho biết hai thị xã Tân Uyên và Bến Cát đang là khu vực phát triển công nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Dương vì vùng giáp ranh TP.HCM như Dĩ An, Thuận An, Lái Thiêu đã hết quỹ đất và quá tải hạ tầng.
Thành phố mới Bình Dương phần lớn quỹ đất dành cho cơ quan hành chính, hệ thống tiện ích cao cấp theo quy hoạch phát triển thành phố thông minh.
Do vậy, trung tâm công nghiệp của tỉnh đang dịch chuyển về Tân Uyên, Bến Cát theo hướng ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, sử dụng nhiều chất xám.
Theo tìm hiểu, khu công nghiệp VSIP 3 với quy mô lên đến 1.000ha trên hai xã Tân Lập và Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) đang được Bình Dương tập trung triển khai. Một số con đường như Vành đai 4, ĐT746 cũng được nâng cấp mở rộng để chuẩn bị đón các doanh nghiệp đến đầu tư.
Trong tương lai, tương tự VSIP 1 và VSIP 2 đã lấp đầy diện tích, VSIP 3 cũng sẽ là khu công nghiệp kết hợp đô thị nhộn nhịp của Bình Dương. Hàng chục ngàn doanh nhân, chuyên gia, kỹ sư sẽ đến làm việc, sinh sống.
Một thông tin khác cũng đang khiến giới đầu tư xôn xao từ đầu năm 2020 là tập đoàn Vingroup đang lập quy hoạch hai dự án tổng quy mô 1.000ha tại Tân Uyên.
Nếu dự án này sớm triển khai sẽ cùng với VSIP 3 tạo nên xung lực lớn cho thị trường bất động sản. Đó là chưa kể nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng đang "nhòm ngó" Tân Uyên để tìm kiếm quỹ đất đầu tư các dự án "khủng".
Ở một góc độ khác, thị xã Tân Uyên đang quyết tâm lên đô thị loại 2 trong thời gian sắp tới. Trong đó, việc phát triển các đô thị mới, nâng cấp hệ thống giao thông và phát triển các tiện ích dịch vụ sẽ được ưu tiên đầu tư để thay đổi bộ mặt đô thị.
Như vậy, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư đi trước đón đầu.
BÌNH LUẬN