Thông tin sân bay đi vào thực thi chưa kịp hạ nhiệt, thị trường Phan Thiết lại được thổi bùng sức nóng khi có thông tin cao tốc Bắc Nam 40.000 tỉ đồng sẽ qua Bình Thuận.
Năm 2019, động lực chủ đạo khiến Bình Thuận trở thành 'điểm sáng' của thị trường bất động sản biển là thông tin sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ chính thức khởi công vào tháng 9.
Sau khi sân bay và cao tốc đi vào hoạt động, thời gian di chuyển rút ngắn sẽ kích thích du khách đến Bình Thuận nhiều hơn, tạo đà cho bất động sản phát triển vượt trội.
Sức nóng của 2 siêu dự án hạ tầng với tổng mức đầu tư gần 25.000 tỉ đồng chưa kịp hạ nhiệt, thị trường này lại tiếp tục 'bùng nổ' trước thông tin dự án đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư là 39,66 nghìn tỉ đồng, đã được Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt.
Dự án có tổng chiều dài 160 km, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 12 km, Vĩnh Hảo - Phan Thiết 100,8 km, Phan Thiết - Dầu Giây 47,5 km.
Được biết, toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1.179,45 ha.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m, vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km, toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km.
Hiện tại, tỉnh Bình Thuận đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định, tạo điều kiện để triển khai dự án theo kế hoạch.
Cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế - xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá chỉ là sớm muộn.
Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường hơn 2.000 căn khách sạn 5 sao, hơn 100 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, hơn 200 cửa hàng mua sắm, tổ hợp hơn 40 quán bar – beer club, không gian tiệc tùng lớn bậc nhất tại Phan Thiết. Hơn 200 nhà hàng, shop thời trang, quán bar được bố trí tập trung trên tuyến phố đi bộ và con đường lễ hội dài hơn 2.000 m của dự án. Theo chủ đầu tư, khách du lịch sẽ phải mất cả tuần để khám phá hết tổ hợp này.
Ngoài ra, Mũi Né Summerland Resort còn chi hàng nghìn tỉ đồng xây dựng công viên nước trong nhà 12.000 m2, công viên nước ngoài trời hơn 6.000 m2 và khu nhà hàng trên sông.
Đặc biệt, Phan Thiết sẽ có một nhà hát lớn, chuyên biểu diễn các show diễn đẳng cấp quốc tế sánh ngang với các Show Alcaza (Thái Lan), Mao Lương Đỏ (Trung Quốc), Ký Ức Hội An (Việt Nam)… Cuối mỗi tuần, chủ đầu tư sẽ tổ chức các show nghệ thuật trình diễn ánh sáng 3D mapping trên quy mô cực lớn.
Ngoài Mũi Né Summerland Resort, cũng trong tháng 5 tới, thị trường bất động sản Phan Thiết sẽ đón thêm dự án có quy mô khoảng 1.000 ha - NovaWorld Phan Thiết của Tập đoàn Novaland. Khu Novaworld sẽ đa dạng loại hình khu vui chơi, giải trí cao cấp và các loại công viên chủ đề theo mô hình Universal, vườn thú hoang dã Safari, sân golf…
Hàng loạt thông tin, từ dự án sân bay 10.000 tỉ đồng, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gần 15.000 tỉ đồng, cao tốc Bắc – Nam qua Bình Thuận gần 40.000 tỉ đồng đến 2 siêu dự án giải trí tỉ đô đã kích giá đất Bình Thuận tăng nhanh chóng.
Theo khảo sát, thời điểm trước Tết Nguyên đán 2019, các dự án trên đường Võ Nguyên Giáp giao dịch với giá khoảng 14 triệu đồng/m2, sau khi có thông tin Mũi Né Summerland Resort chuẩn bị khởi công, giá giao dịch của các dự án đã tăng vọt lên mức 25 - 28 triệu đồng/m2. Giá trung bình các lô đất xung quanh dự án này đang được mua đi bán lại cũng tiệm cận mức 20 - 30 triệu đồng/m2, đây là mức giá cao chưa từng thấy tại khu vực phường Phú Hài, Phan Thiết.
Các khu vực gần biển, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng cũng chào bán lô lớn với giá 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Nếu so với giai đoạn 2016-2017, giá đã tăng gấp đôi. Đất gần biển hoặc có công trình trên đất, giá trị sử dụng cao nên cũng bị nâng giá.
Không chỉ tập trung ở khu vực Mũi Né - Phan Thiết, cơn sốt đất Bình Thuận còn kéo dài đến huyện Hàm Thuận Nam. Hiện tại khu vực này ghi nhận nhiều giao dịch có giá 10-12 triệu đồng/m2, so với giai đoạn trước Tết giá đã tăng gấp 2-3 lần.
Hiện nay, với sức nóng từ hạ tầng và các siêu dự án giải trí sẽ đẩy giá bất động sản tăng mạnh, tương đồng với tiềm năng vốn có của địa phương này trong tương lai gần.
BÌNH LUẬN