MediaThời sựThế giớiPháp luậtKinh doanhCông nghệXeDu lịchNhịp sống trẻVăn hóaGiải tríThể thaoGiáo dụcKhoa họcSức khỏeGiả thậtThư giãnCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTRUYỀN HÌNH TUỔI TRẺ

Giải bài toán sinh lời, shophouse ven biển được lòng giới đầu tư - Ảnh 1

Shophouse ven biển đang ‘lọt vào mắt xanh’ của nhà đầu tư khi vừa đáp ứng nhu cầu du lịch tăng cao, vừa mang đến khả năng sinh lời cao.

Giải bài toán sinh lời, shophouse ven biển được lòng giới đầu tư - Ảnh 2

Du lịch Bình Thuận khởi sắc nhờ hạ tầng hiện đại, bứt phá (Ảnh: APEC Mandala Wyndham Mũi Né)

Giải bài toán sinh lời, shophouse ven biển được lòng giới đầu tư - Ảnh 3

Việt Nam được đánh giá là điểm đến tiềm năng về phát triển du lịch biển kết hợp khám phá, nghỉ dưỡng nhờ sở hữu hơn 3.400km đường biển, những bờ cát trắng mịn trải dài cùng vịnh biển hoang sơ… Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, du lịch biển là điểm nhấn quan trọng, hàng năm đều đem đến lượng du khách cùng nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng lớn.

Thống kê của Tổng cục du lịch cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, các địa phương ven biển đã chứng kiến sự bứt phá cả về lượt khách lẫn tổng thu.

Trong đó phải kể đến như Khánh Hòa với 1.046.268 lượt khách lưu trú (tăng 128,64%), tổng thu từ du lịch đạt 5.550 tỉ đồng (tăng 209,44%). Bình Thuận đón 1.380.124 lượt khách, mang lại nguồn thu 2.704 tỉ đồng.

Đáng chú ý, dù có số lượng khách khiêm tốn hơn, Khánh Hoà với ưu thế của một điểm đến du lịch đã phát triển lại đứng top đầu cả nước về chi tiêu trung bình trên mỗi du khách với 5,3 triệu đồng/người. Con số này ở thị trường mới nổi Bình Thuận là khoảng 1,88 triệu đồng/khách.

Ngoài thế mạnh tự nhiên vốn có, kết quả này có được là nhờ các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng biển đồng bộ, hiện đại để níu chân du khách và tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Trong đó, các tổ hợp nghỉ dưỡng - du lịch - giải trí được phát triển bởi những chủ đầu tư lớn đã mang đến hệ sinh thái "all - in - one" chạm tới mọi nhu cầu trong hành trình của du khách, hé mở lời giải cho bài toán tối đa hoá doanh thu từ du lịch biển.

Đơn cử như tổ hợp du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí 5 sao APEC Mandala Wyndham Mũi Né (Bình Thuận), theo chia sẻ từ chủ đầu tư, dự án khi đi vào vận hành sẽ đón tiếp lượng khách dồi dào với gần 3000 căn hộ khách sạn.

Nhờ hệ tiện ích đồng bộ, đẳng cấp, đặc biệt là chuỗi shophouse hướng biển, nơi đây sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu từ nghỉ dưỡng tái tạo năng lượng đến vui chơi, giải trí, thưởng thức ẩm thực của du khách.

Giải bài toán sinh lời, shophouse ven biển được lòng giới đầu tư - Ảnh 4

Du lịch phục hồi, bất động sản nghỉ dưỡng biển lên ngôi khiến cho các nhà đầu tư cũng "săn lùng" những loại hình sản phẩm đắt giá. Xu hướng thị trường đang cho thấy, dù không phải trào lưu mới, dòng sản phẩm shophouse tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn đang được lòng nhà đầu tư bởi khả năng sinh lời cao.

Giới chuyên gia nhận định, shophouse biển là sản phẩm mang đến lợi ích kép độc đáo. Nhờ vị trí thuận tiện kinh doanh, thiết kế đa công năng, khách hàng vừa có thể cho thuê shophouse, vừa nghỉ dưỡng, vừa tự kinh doanh nhà hàng, quán cà phê, hoặc dịch vụ lưu trú như một khách sạn quy mô nhỏ đối với dòng boutique hotel.

Đặc biệt, việc nằm trong các tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng lớn sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh và gia tăng giá trị cho các chủ shophouse.

Giải bài toán sinh lời, shophouse ven biển được lòng giới đầu tư - Ảnh 5

Shophouse APEC Mandala Wyndham Mũi Né

Shophouse hướng biển tại các thị trường mới nổi như Mũi Né, Phú Yên, Quy Nhơn… hiện được đánh giá cao ở tiềm năng phát triển nhờ mức giá hợp lý và cơ hội tăng giá nhanh trong những chu kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, nguồn cung của dòng sản phẩm này còn tương đối hạn chế khiến dự án nào ra mắt đều thu hút giới đầu tư.

Với kinh nghiệm vận hành thành công các shophouse tại Nha Trang, Phú Quốc, anh Quang Minh, một nhà đầu tư đến từ Hà Nội đang tìm kiếm các shophouse tại "thủ phủ resort" Mũi Né để mở rộng kinh doanh chuỗi nhà hàng.

Anh phân tích: "Cũng như Nha Trang, Phú Quốc, hiện tại lượng khách đến Mũi Né ngày càng tăng, tạo đà cho nhu cầu mua sắm, giải trí và sử dụng dịch vụ. Đây chính là nguồn cầu bền vững cho hoạt động kinh doanh thương mại, trong đó các dịch vụ như ẩm thực, spa, thời trang… sẽ giúp nhà đầu tư hái ra tiền khi kinh doanh shophouse."

Sau thời gian khảo sát thị trường, anh Minh đã nhanh chóng xuống tiền để sở hữu 1 căn shophouse thuộc dự án APEC Mandala Wyndham Mũi Né. Theo anh, không nên bỏ lỡ những căn shophouse đầu tiên tại thị trường đầy tiềm năng này, bên cạnh loạt "điểm cộng" như pháp lý hoàn chỉnh, hạ tầng hoàn thiện, tiện ích đồng bộ tại tổ hợp nghỉ dưỡng - du lịch - giải trí 5 sao.

Quỹ căn giới hạn chỉ 60 căn shophouse để phục vụ gần 3000 phòng khách sạn nội khu, chưa tính khách du lịch vãng lai, mang đến bài toán kinh doanh hết sức khả quan.

"Những yếu tố này đã khẳng định giá trị vượt trội của shophouse APEC Mandala Wyndham Mũi Né đối với nhà đầu tư biết nắm bắt", anh nhấn mạnh.