Theo Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA), hiện sản phẩm sơn ngoại đang chiếm khoảng 65% thị phần tại Việt Nam, có sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn từ các nước như: Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ...
Dự án Công ty Cổ phần Vận tải Sông biển Ngọc Vương đã tham gia
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ xây dựng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nên nhu cầu về sơn nước cũng tăng cao, do sự phát triển của các lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất, bảo quản công nghiệp, ô tô…
Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước có thị phần đáng kể. Thống kê cho thấy, Việt Nam có hiện có 600 doanh nghiệp ngành sơn; trong đó, 70 doanh nghiệp là có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 65% thị phần, với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn từ các nước như Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ.
Về dư địa tăng trưởng, ngành công nghiệp sơn và chất phủ Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 383 triệu USD năm 2018 lên 459 triệu USD vào cuối năm 2022. Ngành công nghiệp này ghi nhận sự tăng trưởng ổn định trong những năm qua, do sự phát triển tích cực của lĩnh vực xây dựng.
Tại Việt Nam, các công ty sơn ngoại nổi tiếng như: PPG, Jotun, AkzoNobel, Nippon Paint, 4 Oranges… đã tạo dựng được danh tiếng, với đầy đủ chủng loại; trong đó, mỗi loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt, ngoài làm sơn trang trí nội - ngoại thất, còn phục vụ cho nhiều mục đích như sơn phủ tôn mạ màu, kết cấu nhà xưởng, sân bay, đóng tàu, gỗ, vỏ đồ uống.
Do đó, người tiêu dùng phổ thông thường sẽ ít biết hoặc không biết đến các hãng sơn này. Điển hình như Tập đoàn PPG đến từ Mỹ. Đây là “ông lớn” trong ngành sơn, được đánh giá là có thị phần lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1883. Hiện tại, sơn PPG có chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp hệ thống sơn công nghiệp, sơn bảo vệ, sơn tàu biển, sơn ô tô, sơn máy bay, sơn xe máy, chất phủ bề mặt và đã có mặt trên 70 quốc gia.
Những ngày đầu có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn PPG đã thông qua đối tác là Công ty Cổ phần Vận tải Sông biển Ngọc Vương (thương hiệu Ngọc Vương) để cung cấp cho các tập đoàn, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên khắp cả nước sản phẩm sơn Sigma.
Ông Lê Văn Vượng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Ngọc Vương, chia sẻ với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong thị trường hàng hải, cùng sự nỗ lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong tình hình mới, công ty đã phát triển hệ thống phân phối sơn hàng hải, sơn công nghiệp trải rộng cả nước, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Ninh Bình, Nam Định…
Với phương châm “Hợp tác cùng thành công”, Công ty Ngọc Vương đã không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường và niềm tin đối với khách hàng, bằng việc cung cấp sơn cho các công trình, dự án quy mô lớn yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao như: dự án kho xăng dầu DKC, dự án Cảnh sát Biển Vùng 3, sân bay Liên Khương, series đóng mới tàu 56.200 DWT, tàu SB 21.000 tấn...
Trong một diễn biến khác, Quyết định số 726/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040; trong đó có nêu định hướng phát triển của ngành sơn.
Đó là tập trung đầu tư mở rộng, hiện đại hóa các cơ sở sơn hiện có, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ dần các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu; mở rộng, nâng công suất các nhà máy sản xuất nguyên liệu (nhựa alkyd, nhựa acrylic, bột màu...) cho ngành sơn.
Xây dựng một số dự án về sản xuất nguyên liệu cho ngành sơn; trong đó chú trọng nguyên liệu mảng nhựa, bột độn, dung môi như: acrylic, epoxy, polyurethane, các loại bột độn có đặc tính chuyên dụng, cao cấp như cao lanh, CaCO3, SiO2... Đầu tư sản xuất các loại sơn có giá trị sử dụng cao như: sơn UV/EB, sơn nano, sơn gốc nước, sơn bột, sơn có hàm lượng rắn cao, sơn thông minh…
Như vậy, theo tinh thần của Quyết định số 726/QĐ-TTg, ngành sơn vẫn rất giàu tiềm năng phát triển.
Lan Dương
BÌNH LUẬN