MediaThời sựThế giớiPháp luậtKinh doanhCông nghệXeDu lịchNhịp sống trẻVăn hóaGiải tríThể thaoGiáo dụcKhoa họcSức khỏeGiả thậtThư giãnCần biếtCơ hội mua sắmDanh bạ trường họcTUOITRENEWSTUỔI TRẺ CUỐI TUẦNTRUYỀN HÌNH TUỔI TRẺ

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp

Bấm vào để xem hình lớn

--Toàn Quốc--
Nơi bán hàng
15/09/2022
Ngày cập nhật bài

Vừa qua tại TP. HCM, Cục Sở hữu Trí tuệ phối hợp cùng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã tổ chức thành công hội thảo "Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh”.

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp (DN) về giá trị của tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với DN, đồng thời cung cấp thông tin, kiến thức liên quan về các chính sách hỗ trợ về SHTT cho DN Việt Nam.

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 1

Toàn cảnh hội thảo “Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh”

Buổi hội thảo diễn ra với sự có mặt của ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT; ông Hasan Kleib - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức SHTT Thế giới; bà Phạm Thị Kim Loan - Giám đốc Công ty Gia Thái Doctor Loan; ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại TP. HCM cùng các lãnh đạo, chuyên gia có kinh nghiệm đến từ tổ chức WIPO và Cục SHTT Việt Nam. Đặc biệt là sự đồng hành của hơn 70 đại biểu đến từ các DN, hiệp hội ngành nghề, các trường đại học, đại diện sở hữu công nghiệp và DN trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 2

Ông Hasan Kleib phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Hasan Kleib đề cao vai trò của SHTT trong việc phát triển DN. Tài sản SHTT chính là công cụ hữu hiệu giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cũng là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững không những của DN mà còn là của quốc gia. Và WIPO luôn hỗ trợ các quốc gia thành viên trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam về việc nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của tài sản trí tuệ (TSTT) trong DN.

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 3

Ông Trần Lê Hồng phát biểu tại hội thảo

Ông Trần Lê Hồng cũng nhấn mạnh, buổi hội thảo chính là cầu nối để các DN, chuyên gia trao đổi về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật cũng như thực tiễn về việc ứng dụng, khai thác các tài sản SHTT nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong DN SMEs, làm tiền đề tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong DN. Đặc biệt trong thời kỳ sau đại dịch Covid-19 thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay, cũng mang đến nhiều áp lực cho DN, vì vậy hội thảo mong muốn mang đến những giá trị thiết thực cho DN.

Tại hội thảo một số đại biểu đã chia sẻ:
1. Ông Guy Pessach - Trưởng Phòng SHTT dành cho DN, Bộ phận SHTT, Đổi mới và Hệ sinh thái, WIPO cho hay:
- Hiện trạng người Việt Nam tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do WIPO tổ chức trên kênh trực tuyến còn rất ít. Chúng ta cần tạo điều kiện để nhiều người được biết đến các khóa học, cũng như khuyến khích họ tham gia tìm hiểu và ứng dụng vào thực tế.
- WIPO sẽ nỗ lực dịch thuật các tài liệu, các khóa học và điều chỉnh các tài liệu này sao cho dễ hiểu, thân thiện nhất với thực trạng DN Việt Nam.
- SHTT không phải là gì đó lớn lao, mà là những gì rất gần, rất đơn giản xung quanh chúng ta, như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, hay các thiết kế mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày. SHTT là những gì có quanh chúng ta ngay từ khi thức dậy, từ trong phòng ngủ như nhãn hiệu của cái mền, cái gối, đến phòng tắm như kiểu dáng, thiết kế của chai sữa rửa mặt, dầu gội… hay khi ra đường như nhãn hiệu của các hàng ăn, quán cafe, rồi đến nơi làm việc của bạn như giải pháp hữu ích tối ưu một tính năng nào đó cho cây bút, ghế ngồi hỗ trợ cột sống, đến sáng chế một loại giấy bằng nguyên liệu xanh, thân thiện môi trường dùng để sản xuất sách vở...

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 4

Ông Trần Giang Khuê phát biểu tại hội thảo

2. Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại TP. HCM, đã phổ biến các quy định của pháp luật và chính sách hỗ trợ về SHTT cho DN tại Việt Nam:
-Với vai trò quan trọng của tài sản SHTT trong DN thì chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cơ quan ban ngành là rất cần thiết cho DN. Cụ thể, trong DN có 08 hoạt động chính luôn có sự đồng hành của cơ quan Nhà nước từ việc tạo lập quyền SHTT, nhận diện, kiểm toán, bảo hộ, khai thác, ứng dụng, phát triển và thương mại hóa, đến việc bảo vệ, thực thi quyền.
-Một ví dụ điển hình là Luật SHTT sửa đổi, bổ sung 2022 đã bổ sung cụm từ “đổi mới sáng tạo” thay cho “sáng tạo”. Nhà nước luôn khuyến khích DN thông qua việc hỗ trợ tài chính trong tất cả các hoạt động: chuyển giao, khai thác, bảo hộ quyền SHTT bằng các chính sách cụ thể như ưu đãi thuế, tín dụng, vay vốn đầu tư. Thể hiện định hướng rõ ràng hướng tới đối tượng chính là DN vừa và nhỏ.
-Đặc biệt, với chiến lược SHTT đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg có nêu rõ 3 quan điểm chỉ đạo, 5 mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp. Với quan điểm DN đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác TSTT để từ đó đề ra mục tiêu với số liệu cụ thể nhằm định lượng số lượng và chất lượng chỉ số về SHTT. Từ đó, tiếp tục nêu ra nhiệm vụ khuyến khích, phát triển các hoạt động về SHTT đồng thời hình thành văn hóa SHTT trong xã hội, chủ động hợp tác và hội nhập để giúp SHTT Việt Nam vươn tầm quốc tế.
-Với kế hoạch triển khai từ nay đến 2025, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ DN bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực địa phương và hỗ trợ các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, cấp huyện dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value), chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 5

Bà Phạm Thị Kim Loan chia sẻ tại hội thảo

3. Bà Phạm Thị Kim Loan - Bác sĩ - Giám đốc Công ty Gia Thái Doctor Loan, đã chia sẻ:
- Để thương mại hóa thành công TSTT thì DN cần thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng là:
+ Tiến hành quản trị TSTT ngay từ lúc mới được hình thành;
+ Đảm bảo TSTT được đăng ký SHTT kịp thời và theo dõi cho đến khi được cấp quyền. Đây là bước quan trọng để chắc chắn về pháp lý, mang đến khả năng vượt trội trong cạnh tranh hàng đầu cho DN.
+ Quản trị quá trình thương mại hóa TSTT thông qua các hình thức khai thác trực tiếp, mua bán, sáp nhập hay hợp nhất DN.
- Bà cho biết các lợi thế khi khai thác TSTT đã được cấp quyền, cụ thể là:
+ Được độc quyền khai thác nên DN chiếm lợi thế cạnh tranh hàng đầu thị trường, từ đây tạo ra được nguồn doanh số cao từ: việc bán sản phẩm; cấp quyền li-xăng; chuyển giao công nghệ; franchising; bán sáng chế.
+ Tạo được uy tín, giúp cho DN dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
+ Nâng cao lợi thế khi quan hệ với đối tác chiến lược như mua lại, sáp nhập hay phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá cao hơn.
+ Đóng góp vào quá trình phát triển của xã hội, tăng khả năng phục vụ con người thông qua các công nghệ mới, đem lại lợi ích mới tốt đẹp hơn cho cộng đồng.
- Cũng tại buổi hội thảo, Dr. Loan đã đề xuất với Nhà nước:
+ Tinh gọn quy trình xử lý xâm phạm quyền SHTT thành một cửa để DN dễ dàng tiếp cận. Đồng thời đề nghị cơ quan thực thi có trang website đưa tin đối với các vụ việc xâm phạm quyền để DN có công cụ uy tín trong việc truyền thông đến người tiêu dùng.
+ Hỗ trợ việc đưa ra quy định về thẩm định giá TSTT để hiện thực hóa giấc mơ vay vốn trên TSTT.
+ Bà cũng có đề xuất với WIPO và Cục SHTT Việt Nam có thể kết nối với các đơn vị trên toàn cầu để lập ra một trang website kết nối, cung cấp thông tin, giới thiệu về các nhà sáng chế trên toàn cầu để có thể kịp thời thông tin về chính sách, pháp luật cho họ, cũng như việc các nhà sáng chế có thể hỗ trợ lẫn nhau.

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 6

Ông Trần Lê Hồng (trái), bà Phạm Thị Kim Loan (phải) và ông Guy Pessach (trực tuyến) tại phiên thảo luận

Cuối buổi hội thảo, các đại biểu cùng các chuyên gia cũng đã thảo luận sôi nổi về một số vấn đề còn vướng mắc điển hình về định giá TSTT, vay vốn bằng TSTT hay cơ chế để thực thi quyền SHTT tốt nhất cho DN.

Phát biểu tại hội thảo: Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc
Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu Điểm Tựa Vàng
Website: www.diemtuavang.com

Sử dụng tài sản trí tuệ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp - Ảnh 7

(8) Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc phát biểu tại hội thảo

Rất mong Quý Cục SHTT có thể rút ngắn thời gian xem xét hồ sơ đăng ký tại Cục nhằm tạo thuận lợi cho DN trong quá trình thương mại hóa, như việc độc quyền khai thác, thuận lợi trong việc xử lý thực thi, truyền thông hay đơn giản là đưa vào hồ sơ năng lực của DN.

Với thực trạng hiện nay của DN sau đại dịch, cũng như sự bùng nổ của công cuộc đổi mới cách mạng công nghiệp 4.0, việc tìm kiếm cơ hội vực dậy đối với DN lâu năm và bứt phá của các DN mới là nhu cầu cấp thiết. Khối DN đã và đang ý thức được rất rõ ràng về giá trị của các tài sản vô hình trong DN. Các TSTT này sẽ là một giải pháp cực kỳ hữu ích, mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho họ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để nhận dạng các TSTT này, đảm bảo tài sản được đăng ký kịp thời, được cấp bằng bảo hộ để họ an tâm trong quá trình ứng dụng, khai thác giá trị mà các TSTT này mang lại trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Đồng thời, bà cũng dành lời khen ngợi cho tổ chức WIPO và Cục SHTT trong việc tổ chức các hội thảo mang tính thực tế như thế này là rất hữu ích và cần thiết cho DN. Đặc biệt là đội ngũ các đại diện sở hữu công nghiệp, những người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ DN rất cần cập nhật thông tin, tìm hiểu các chính sách, phương hướng và những kinh nghiệm thực tế để có đủ kiến thức khơi gợi, đề xuất hay hỗ trợ chính xác hơn theo nhu cầu của từng DN trong quá trình hoạt động tư vấn.

Nguồn ảnh: Ban Tổ chức hội thảo - VPĐD Cục SHTT tại TP. Hồ Chí Minh

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Thông tin liên hệ trên COHOI.TUOITRE.VN đã được xác thực.

Trung tâm Tư vấn Phát triển Thương hiệu Điểm Tựa Vàng

136/9 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q. Tân Phú, Tp.HCM
0946 666 819

BÌNH LUẬN