Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad, phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tại TP.HCM, Hãng hàng không Thai AirAsia và Quỹ Bumrungrad đã đưa 05 trẻ em từ Việt Nam sang Thái Lan để điều trị trong khuôn khổ của dự án năm 2016 “Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh cho người nghèo ở Việt nam”.
Bé L.T.T được phẫu thuật tại Bệnh viện BI trước đó vào tháng 7
Chương trình tiếp theo cho năm bệnh nhân này đã diễn ra trong tháng 9, khi nhóm bay trở lại Việt Nam thăm lại các bệnh nhân. Kết quả của chương trình tiếp theo này là từng bệnh nhân dần khỏe mạnh trở lại và có sự phục hồi ổn định, tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Trong đó có bé L.T.T, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong dự án từ thiện này. Bé L.TT vào thời điểm đó mới chỉ tám tháng tuổi, đã bị một dị tật tim bẩm sinh từ khi sinh ra khi bé đến Bumrungrad để phẫu thuật. Nhóm nghiên cứu không chỉ phẫu thuật lỗ thông tim của bé L.T.T mà còn trong khi phẫu thuật đã dành thời gian phẫu thuật sứt môi và nụ cười cho bé.
Chúng tôi đã có buổi ngồi trò chuyện với Bác sĩ Preecha Laohakunakorn, Bác sĩ tim mạch nhi khoa có chứng nhận của Hội đồng chuyên khoa Hoa Kỳ tại Bệnh viện Bumrungrad, người đã chăm sóc những bệnh nhân này để tìm hiểu thêm về quá trình điều trị:
Hỏi: Thưa bác sĩ, Bác sĩ đang điều trị bệnh nhân đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong đó có nhiều người đến từ Việt Nam. Xin bác sĩ cho biết căn bệnh lớn nhất ảnh hưởng đến phần lớn các bệnh nhân Việt Nam là gì?
Trả lời: Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đã thấy rằng có rất nhiều khuyết tật tim phức tạp ảnh hưởng đến dân số này. Nói một cách đơn giản, có rất nhiều người có buồng tim không phát triển đầy đủ và khuyết động mạch.
Hỏi: Thưa bác sĩ, dị tật tim bẩm sinh là gì, và những yếu tố nào có thể làm tăng các trường hợp của bệnh này?
Trả lời: Dị tật tim bẩm sinh là một vấn đề xảy ra khi tim của bé và các mạch máu gần tim không phát triển bình thường trước khi sinh. Một số trong những yếu tố có thể gây ra căn bệnh này chưa được xác định. Nó có thể đến từ một số bệnh di truyền như hội chứng Down. Một số yếu tố khác là những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ mang thai của người mẹ như tiểu đường, hoặc đổ bệnh trong thời gian mang thai - đặc biệt là trong kỳ ba tháng đầu tiên - với các bệnh như tiểu đường, bệnh rubella hay cảm cúm. Uống đồ uống có cồn hoặc sử dụng thuốc trong khi mang thai, hoặc sử dụng các loại thuốc khác chẳng hạn như thuốc chống co giật hoặc thuốc trị mụn nào đó có thể làm tăng nguy cơ. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trong thời gian mang thai là rất quan trọng.
Bác sĩ PreechaLaohakunakorn đang bế bé Lê Thanh Thảo 10 tháng tuổi hiện đang hạnh phúc và khỏe mạnh
Hỏi: Ai dễ mắc căn bệnh này nhất, thưa bác sĩ?
Trả lời: Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc căn bệnh này, mà đặc biệt đối với dân số này có tỷ lệ khoảng 1% trên tổng dân số và cứ 1.000 bé thì có 8 bé bị mắc căn bệnh này. Nếu bé đầu tiên có 1% nguy cơ mắc, thì bé thứ hai có 3% nguy cơ, và bé thứ ba nguy cơ thậm chí còn cao hơn ở mức 10%. Nếu cha mẹ có dị tật tim, thì có 3% nguy cơ con cái họ sẽ mắc phải các dị tật này. Tất nhiên, tác động lớn nhất của căn bệnh này là lên tuổi thọ bệnh nhân, bởi vì khoảng 15% bé được sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ không sống quá 18 tuổi ngay cả sau khi đã được phẫu thuật, khi các trường hợp phức tạp nhất cũng có thể có những dị tật khác.
Hỏi: Làm thế nào có thể xác định được một đứa trẻ có dị tật tim?
Trả lời: Một số trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng hoặc thậm chí không có triệu chứng gì cả. Nó tùy thuộc vào sự phức tạp của bệnh. Một số có thể biểu hiện các triệu chứng như tím tái, ví dụ như da tím, môi tím và móng tím trong miệng ; tim đập loạn nhịp; thở dốc hoặc khó thở; mệt mỏi; ăn không ngon; chậm phát triển, chậm tăng cân; mồ hôi ra quá nhiều, cũng như phù ở chân, bụng và khu vực xung quanh mắt.
Các bác sĩ có thể xác định liệu bệnh nhân có dị tật tim bẩm sinh hay không bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bao gồm việc nghe nhịp tim, kiểm tra chụp X-quang ngực, thực hiện siêu âm tim, chụp MRI tim, và chụp CT scan, trong số nhiều phương pháp chẩn đoán khác.
Hỏi: Tất cả các trường hợp liên quan đến bệnh tim bẩm sinh đều đòi hỏi phải phẫu thuật?
Trả lời: Không phải tất cả trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh đều cần phải điều trị phẫu thuật, nhưng có khoảng 25% các trường hợp này cần phẫu thuật. Trong các trường hợp khác, tiến hành phẫu thuật hoặc thông tim có thể là cần thiết để làm giảm ảnh hưởng và/hoặc khắc phục dị tật. Nhờ công nghệ tiên tiến và kiến thức, một số trường hợp có thể không nhất thiết phải đi phẫu thuật. Vì vậy, khuyến nghị của tôi cho các bậc cha mẹ là tốt nhất cần tìm hiểu thêm thông tin trước khi cho con đi phẫu thuật.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bác sĩ PreechaLaohakunakorn vì đã dành thời gian trong lịch trình vô cùng bận rộn của mình để chia sẻ một số kiến thức của mình với chúng ta trong cuộc phỏng vẫn này.
Thông tin về Bác sĩ
PreechaLaohakunakorn, Bác sĩ y khoa, FAAP, FACC, Bác sĩ tim mạch nhi khoa, Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad
Các giấy chứng nhận của Hội đồng chuyên khoa:
- Chứng chỉ của Hội đồng Nhi khoa Hoa Kỳ, 1997.
- Chứng chỉ của Tiểu ban Nhi khoa tim Hoa Kỳ, 2002
Từ năm 1996 đến 2000 tham gia các nhóm công tác về Điện sinh lý tim, Đại học Y Nam Carolina, Charleston, bang Nam Carolina, Hoa Kỳ. Chuyên môn đặc biệt của Bác sĩ bao gồm Rối loạn nhịp tim, Ngất và Điện sinh lý tim xâm nhập.
Để yêu cầu hoặc đặt hẹn, liên hệ đường dây nóng:
Hà Nội
Địa chỉ: 136G Trấn Vũ, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04 3823 7517 - 3715 3717
Hotline: 0904 468 689 – 0904 880 400
Skype: bio_hanoi - Email: Hanoi@bumrungradreferral.com
TP.HCM
Địa chỉ: 14-16-18 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08 222 42014/15
Hotline: 0906 797 888 - 0933 869 009 - 093 889 6009 - 0913 091 113
Skype: bio_hcm - Email: Saigon@bumrungradreferral.com
Mọi dịch vụ tư vấn tại Văn phòng Bumrungrad Việt Nam đều được cung cấp miễn phí.
BÌNH LUẬN