Đại dịch COVID-19 dường như đã làm thay đổi xu hướng nghề nghiệp chung, trong đó có nhóm ngành về du lịch, khách sạn.
Bối cảnh biến động mang đến tâm lý khác nhau cho các bạn trẻ trong việc chọn ngành. Song, hành trình hướng đến nghề nghiệp cùng với đam mê và những trải nghiệm mới mẻ trong môi trường đại học luôn có những thú vị nếu biết cách thích ứng và chọn đúng nơi khởi đầu.
Theo các chuyên gia đánh giá, mặc dù dịch COVID-19 gây ra nhiều thiệt hại và tác động sâu rộng đến nền kinh tế, nhưng triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở nước ta sẽ vẫn khả quan trong dài hạn.
Ưu điểm cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ trở thành ngành trọng điểm nên lĩnh vực khách sạn vẫn vận hành liên tục.
Từ nỗ lực chung tay phòng ngừa dịch bệnh, Việt Nam được thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp nước ta xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, thu hút khách trong nước du khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Đây là thời điểm vàng để lĩnh vực du lịch - khách sạn phục hồi và ổn định và kèm theo đó là những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ chọn ngành Quản trị khách sạn.
Hơn thế, khách hàng ngày nay không ngại chi tiêu cho nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của bản thân và gia đình. Dịch vụ du lịch - khách sạn vì thế ngày càng được đẩy mạnh về "chất" với yêu cầu cao, nên nhu cầu về nguồn nhân lực liên tục cần thiết.
Trong thời đại công nghệ số, các dịch vụ đặt phòng, tour trực tuyến và phần mềm quản lý khách sạn đang phát triển rất mạnh mẽ. Từ đó làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa khách hàng và khách sạn, cơ hội kinh doanh cũng ngày một mở rộng hơn.
Quản trị khách sạn là ngành học trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ thực tế và thái độ làm việc cầu thị, chuyên nghiệp. Sinh viên nắm vững trọn bộ "hành trang" này, việc đặt chân vào lĩnh vực khách sạn không còn là bài toán khó.
Cùng với tốc độ phát triển của lĩnh vực dịch vụ, sinh viên phải liên tục vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được thực hành trong môi trường đầy đủ tiện nghi. Đây cũng là lý do các trường đại học không ngừng đầu tư cho không gian, cơ sở vật chất học tập.
Điển hình như tại UEF, sinh viên được thực hành các nghiệp vụ như lễ tân, buồng, bar, ẩm thực,... tại hệ thống phòng thực hành, mô phỏng chính xác cấu trúc, chức năng của một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao ngay tại trường.
Không chỉ bó hẹp ở không gian trường học, sinh viên Quản trị khách sạn còn có thêm những "người thầy doanh nghiệp" và "giảng đường" đặc biệt là các khách sạn 5 - 6 sao trong và ngoài nước.
Qua mỗi chuyến đi học tập thực tế, sinh viên lại bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, các chuyên gia đào tạo tại khách sạn còn chia sẻ kinh nghiệm làm việc, xử lý tình huống thực tế và những câu chuyện thú vị trong nghề, tạo động lực để sinh viên theo đuổi đam mê.
Để nổi trội trong nền kinh tế mở, sở hữu vốn ngoại ngữ tốt cũng là yêu cầu quan trọng. Giải quyết bài toán liên quan đến ngoại ngữ, trường tiên phong xây dựng chương trình đào tạo song ngữ hiện đại với 7 cấp độ tiếng Anh từ cơ bản đến chuyên ngành khách sạn phù hợp nhiều đối tượng.
Với nền tảng ngoại ngữ vững, sinh viên còn có thêm cơ hội chọn học chương trình chuyển tiếp, song bằng hoặc liên kết để nhận bằng quốc tế. Đây là chiến lược xây dựng nghề nghiệp toàn cầu cho sinh viên để thích ứng tốt với sự thay đổi liên tục của nhu cầu xã hội, bao gồm cả lĩnh vực khách sạn - du lịch.
Năm 2021, UEF xét tuyển ngành Quản trị khách sạn theo 4 phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 5 học kỳ, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
BÌNH LUẬN