Với vị trí chiến lược giáp ranh TP.HCM kết nối với ĐBSCL, thị trường bất động sản Long An được đánh giá rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, hai mũi nhọn quan trọng là hệ thống hạ tầng và phát triển công nghiệp.
Theo Quy hoạch vùng đô thị TP.HCM, ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ được phát triển thành đô thị vệ tinh. Trong đó, Bến Lức có nhiều lợi thế khi giáp ranh với nhiều quận, huyện của TP.HCM và kết nối trực tiếp thông qua hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, quốc lộ 1...
Những năm qua, Long An tập trung đầu tư nhiều dự án giao thông lớn giúp việc di chuyển đến TP.HCM và Đông Nam Bộ thuận lợi hơn rất nhiều. Cụ thể như cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Quốc lộ N2 đoạn Đức Hòa - Mỹ An, đường ĐT830 đoạn từ Bến Lức đến cảng quốc tế Long An… Sắp tới, Long An còn hưởng lợi rất nhiều khi các trục giao thông chiến lược hoàn thành như cao tốc Bến Lức - Long Thành hay tuyến trục Tiền Giang - Long An – TP.HCM.
Chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý đã giúp Long An trở thành điểm sáng thu hút đầu tư FDI. Đến nay, Long An đang có hơn 1.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 6,15 tỉ USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp với diện tích 11.391ha và 62 cụm công nghiệp với diện tích 3.106ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 90%.
Thực tế, ngân sách hàng năm dành cho các dự án phát triển hạ tầng của Long An lên đến 46% tổng vốn đầu tư. Giai đoạn 2021 – 2025, Long An dự tính chi khoảng 21.416 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp hạ tầng và phát triển đô thị; giai đoạn 2026 - 2030 con số đó khoảng 11.738 tỉ đồng.
Đặc biệt, đầu tháng 5 vừa qua, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư về cập nhật đề xuất dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) để trình Chính phủ phê duyệt.
Tuyến metro 3A có tổng vốn đầu tư khoảng 68.000 tỉ đồng, kết nối trực tiếp với metro Bến Thành - Suối Tiên tạo thành một hành lang vận chuyển hành khách hiện đại xuyên suốt khu vực Đông Bắc và Tây Nam của TP.HCM.
Trước đây, Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam từng kiến nghị TP.HCM mở rộng không gian đô thị về phía Tây, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên.
Thông tin này cùng với dự báo nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh nhằm phục vụ các khu công nghiệp và chiến lược giãn dân của TP.HCM đã "kích hoạt" một dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Long An.
Sau khi đưa vào hoạt động dự án Vincom tại thành phố Tân An, tập đoàn Vingroup đang tiếp tục đề xuất đầu tư dự án khu đô thị khoảng 900ha tại huyện Đức Hòa... Đầu năm 2019, Tập đoàn Becamex đã tiến hành lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp - đô thị với diện tích 3.045ha tại huyện Bến Lức.
Các "ông lớn" khác như Him Lam, Vạn Thịnh Phát… cũng quan tâm đặc biệt đến cơ hội đầu tư vào Long An với các "siêu" dự án phát triển đô thị và kinh tế.
Him Lam mong muốn đầu tư khu kinh tế mở hơn 32.300ha tại hai huyện Cần Đước và Cần Giuộc. Vạn Thịnh Phát thì đề xuất đầu tư đến 36 dự án với diện tích 2.086ha.
Đáng chú ý là dự án Waterpoint 355 hecta đang triển khai của tập đoàn Nam Long, TBS Group, Tân Hiệp, Nishitetsu - Nhật Bản với các phân khúc cao cấp như nhà phố, biệt thự, dinh thự vừa công bố thông tin chuẩn bị mở bán đợt hai cuối tuần vừa qua.
Sau thành công vang dội đợt 1 với số lượng đặt chỗ gấp 6 lần sản phẩm mở bán, đợt 2 dù chỉ mới trong giai đoạn phục hồi hậu COVID, dự án vẫn thu hút hàng ngàn khách hàng tham quan thực tế.
Có thế mạnh rất lớn về vị trí do tọa lạc tại mặt tiền đường ĐT830, bao quanh bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, khả năng triển khai dự án của liên doanh Việt – Nhật và hệ thống tiện ích quy mô quốc tế như country club, bến du thuyền, các công trình giáo dục, y tế lên đến hàng chục hecta.
Tuy nhiên việc dự án được đón nhận mạnh mẽ, lượng giao dịch lớn tạo đối trọng được với các dự án đang sôi nổi ở khu Đông cũng chứng tỏ một điểm sáng thu hút rất lớn của thị trường bất động sản phía Tây thành phố khi mặt bằng giá còn khá phù hợp, môi trường sống tốt và thu hút được các chủ đầu tư có khả năng định hướng và phát triển thị trường.
BÌNH LUẬN