Ngày 26/7 vừa qua, Bộ GD & ĐT công bố phổ điểm chi tiết từng môn thi cùng với việc thống kê mức điểm thí sinh đạt được chi tiết đến 0,25. Theo đánh giá chung, đây là những thông tin cực kỳ hữu ích để mỗi bạn tự đánh giá vị trí của mình trong sự tương quan so sánh với kết quả của toàn bộ thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia lần này. Với kỳ thi lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức "2 trong 1”, kết cấu đề thi 60% dành cho tốt nghiệp THPT, 40% dành cho xét tuyển ĐH-CĐ. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đề thi năm nay hơi quá chú trọng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, chưa tạo kết quả đáng tin cậy để các trường ĐH-CĐ xét tuyển.
Đắn đo trong việc chọn trường, chọn ngành học
Bản thân các phụ huynh và thí sinh, chỉ với thông tin về phổ điểm và mức điểm sàn xét tuyển ĐH vừa được công bố là 15 điểm, cũng rất lúng túng trong khâu chọn trường, chọn ngành. Anh Nguyễn Khải Anh (Hà Nội) lo lắng: "Sau khi biết kết quả thi, con tôi khá đắn đo bởi không biết lấy mốc nào để cân nhắc. Như các năm trước còn có thể so sánh điểm chuẩn từng năm, tỷ lệ chọi cùng với kết quả thí sinh. Năm nay với hình thức thi kiểu này, tôi không dám mạo hiểm nộp nguyện vọng vào trường top đầu, vì điểm của cháu chỉ ở mức trung bình khá”. Cuối cùng, vì con trai yêu thích ngành Công nghệ Thông tin và muốn lựa chọn hướng đi chắc chắn cho con, anh đã quyết định nộp hồ sơ cho con thi vào ĐH FPT. Chị Trịnh Hồng Minh, một phụ huynh có con đã trúng tuyển kỳ tuyển sinh ngày 19/7 của ĐH FPT, cũng chia sẻ quan điểm này: "Tôi đồng ý cho con trai thi vào ĐH FPT cũng vì cách thức tuyển sinh của trường. Tám năm tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, quý nhất không chỉ là kinh nghiệm tổ chức thi cử tránh rủi ro cho thí sinh mà quan trọng là nhất quán hình thức thi, chứng tỏ trường có bộ tiêu chí rõ ràng để chọn lọc thí sinh giỏi và phù hợp. Gia đình cũng sẽ cho cháu theo học tại trường theo đúng nguyện vọng của cháu và cũng hi vọng cháu sẽ có một sự nghiệp vững chắc sau khi ra trường”.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến quý I/2015, có tới 178.000 người thất nghiệp có trình độ ĐH và trên ĐH. Điều này được nhiều doanh nghiệp lý giải là do sự "thiếu” và "yếu” tính chủ động, kém ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết khác của sinh viên mới ra trường. Thấu hiểu tình trạng này, ĐH FPT chú trọng đào tạo toàn diện dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp trong môi trường tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên được học hai ngoại ngữ trong chương trình đào tạo bắt buộc, được đào tạo thêm nhiều kỹ năng khác bởi những giảng viên uy tín, được tham gia các buổi học ngoại khóa, những chuyến trải nghiệm, giao lưu văn hóa với các bạn sinh viên quốc tế. Thậm chí các bạn còn được học chơi nhạc cụ, học võ, học lái ô tô. Nhờ đó, sinh viên ĐH FPT có lợi thế rất lớn khi được trang bị toàn diện cả năng lực chuyên môn, ngoại ngữ chuẩn, hoàn thiện nhiều kỹ năng, nền tảng văn hóa đa dạng và vốn sống thực tế phong phú.
Đại học thế hệ mới với mô hình OJT
ĐH FPT tiên phong áp dụng mô hình OJT – "On the Job Training”, 100% sinh viên bắt buộc phải trải qua thời gian thực tập lên đến 8 tháng tại các doanh nghiệp để cọ sát học hỏi và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Các bạn thường xuyên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp trong thời gian học tập qua các ngày hội việc làm, những chương trình giới thiệu việc làm kết hợp với các đối tác tuyển dụng của bộ phận hỗ trợ việc làm. ĐH FPT là chiếc cầu kết nối sinh viên với các doanh nghiệp lớn ở bất cứ quốc gia nào. Theo thống kê gần đây, 98% sinh viên ĐH FPT có việc làm theo chuẩn QS Stars, 15% sinh viên đã, đang học tập và làm việc tại Mỹ, Nhật, Đức, Singapore…
Nhiều bạn đã có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để thành lập doanh nghiệp riêng từ khi chưa ra trường. Hoàng Trung Thiên Vương, cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm ĐH FPT, hiện đang là chủ doanh nghiệp về công nghệ, nhận xét: "Môi trường học tập ở ĐH FPT giúp trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng một cách hoàn toàn khác biệt. Quyết định đúng đắn khi lựa chọn ngôi trường này đã tạo ra bước đệm vững chắc đưa tôi tới thành công.”
Đại học FPT hiện đào tạo 8 chuyên ngành: Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Thiết kế Đồ họa, Kiến trúc, Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Nhật. Đại học FPT đang dần khẳng định vị thế của một trường đại học thế hệ mới với môi trường học tập, phát triển cá nhân và chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế QS Stars. Theo thống kê mới nhất, 98% sinh viên Đại học FPT có việc làm theo chuẩn QS Stars, 15% sinh viên đã, đang học tập và làm việc tại Mỹ, Nhật, Đức, Singapore…
Kỳ tuyển sinh của Trường Đại học FPT sẽ diễn ra vào ngày 06/09/2015. Thông tin chi tiết về kỳ thi tuyển sinh và các chương trình học bổng, tín dụng của Đại học FPT vui lòng truy cập: http://daihoc.fpt.edu.vn/ hoặc liên hệ: 04/08 - 7300 5588.
98% sinh viên Đại học FPT có việc làm theo chuẩn QS Stars, 15% sinh viên đang học tập và làm việc tại Mỹ, Nhật, Đức, Singapore…
BÌNH LUẬN