Môi trường giáo dục hiện đại không chỉ là nơi đào tạo những con người có tư duy sắc bén mà còn nuôi dưỡng một thế hệ tương lai với những trái tim biết nói, biết cười, biết yêu thương.
Vậy nên, bên cạnh các giờ học kiến thức, những tiết học kỹ năng sống ngày càng được các trường học đầu tư kỹ lưỡng. Bằng nhiều hoạt động và hình thức đặc biệt, Royal School mong muốn tạo nên một lớp trẻ hiểu chính mình, hiểu người khác, biết bồi đắp và phát triển những cảm xúc tích cực.
Không cần đến những cuốn sách dày cộm hay những trang vở dày đặc kiến thức, giờ học kỹ năng quản lý cảm xúc của cô và trò Royal School (Quận 7, TP.HCM) chỉ gói gọn trong tờ giấy trắng, vài chiếc bút màu và… những trái tim biết mở lòng.
Trong không khí cởi mở, tiết học diễn ra như cuộc chuyện trò giữa những người bạn thân tình. Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống đời thường của các bạn học sinh cứ thế nối tiếp nhau, kéo theo nhiều dòng cảm xúc được tuôn chảy: có bạn vui vì sắp được đi chơi với ba mẹ, có bạn giận dỗi xích mích với cô bạn thân, cũng có bạn ngại ngùng trước những rung động đầu đời…
Dù cảm xúc đó là tích cực hay tiêu cực thì các em cũng đã học được cách gọi tên và đối mặt với những trạng thái cảm xúc đang diễn ra trong chính bản thân mình.
Theo cô Nguyễn Nguyên Thủy Trúc, giáo viên đứng lớp và cũng chính là Chuyên viên Tâm lý học đường của trường, lứa tuổi học trò có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Các bạn thường khó kiểm soát và dễ làm quá cảm xúc của mình dẫn đến những điều không hay như trầm cảm, ám ảnh sợ hãi hay hành vi gây hấn.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như cuộc sống đời thường của các em. Do đó, để các bạn học sinh có thể phát triển toàn diện thì rất cần những tiết học "sơ cứu cảm xúc" giúp các em thành thật với trái tim mình và có được sự hỗ trợ cần thiết.
Chính từ những câu chuyện tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường sẽ giúp cho các bạn phát triển góc nhìn đa chiều về cuộc sống xung quanh.
Nhờ vậy, các bạn không chỉ học được cách cân bằng và hồi đáp cảm xúc của bản thân mà còn hiểu được rằng mỗi khi mình vui, buồn hay tức giận thì đều sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Từ đó, mỗi bạn sẽ biết cảm thông, đồng cảm và kết nối yêu thương với mọi người xung quanh.
Nhận thức được sự ảnh hưởng của cảm xúc đến tâm tư tình cảm của các bạn học sinh, các trường học bắt đầu chú trọng đến việc giáo dục và phát triển năng lực cảm xúc của em.
Ngày càng nhiều những tiết học kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc được đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa, để mỗi bạn đều sẽ là "bác sĩ cho trái tim", luôn biết đặt câu hỏi về bản thân, biết quan sát ngôn ngữ cơ thể, lắng nghe tâm tư của các bạn xung quanh để giải mã và chuyển hóa những cảm xúc trở nên tích cực.
Có thể nói trường học chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi các bạn không chỉ học hỏi kiến thức mà còn phải học cách ứng xử giao tiếp với thầy cô, tương tác với bạn bè.
Do đó, cùng với chương trình giảng dạy, để việc giáo dục và phát triển năng lực cảm xúc của các bạn học sinh hiệu quả hơn thì mỗi một giáo viên, mỗi một ngôi trường còn cần khéo léo xây dựng bầu không khí tích cực.
Đó có thể là không gian kích thích sáng tạo, là những nụ cười luôn nở trên môi hay là cách mà thầy và trò cùng nhau giải quyết vấn đề khi làm việc với nhau.
Với sứ mệnh mang lại cho trẻ không chỉ về kiến thức mà còn phát triển nhân cách toàn diện, trong năm học 2020-2021, Royal School chính thức áp dụng các hoạt động về Giáo dục Cảm xúc - Xã hội (SEL) vào chương trình giảng dạy.
Bằng không gian học tập đa sắc màu, kết hợp với những người thầy người cô tận tâm và chương trình rèn luyện kỹ năng được thiết kế bài bản, Royal School chắc chắn sẽ là môi trường giáo dục truyền cảm hứng, nhằm kiến tạo nên một thế hệ công dân toàn cầu năng động, có thể kiểm soát bản thân, hành xử tích cực với người khác và đưa ra những quyết định có trách nhiệm.
BÌNH LUẬN