Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, số điểm 10 xuất hiện ở nhiều môn thi, phổ điểm trung bình của các môn thi ở khoảng trên 5-7 điểm.
Các chuyên gia và đại diện nhiều trường top đưa ra nhận định, điểm chuẩn năm nay sẽ tăng cao đối với các ngành đào tạo.
Theo đó, việc xem xét điều chỉnh nguyện vọng qua ngành học, trường học phù hợp hoặc lựa chọn thêm phương thức xét tuyển kết hợp sẽ là hướng đi cần thiết.
Với phương thức xét học bạ, nhiều thí sinh đã trở thành tân sinh viên khóa 2020. Các bạn dựa trên năng lực học tập sẵn có của bậc THPT, tìm hiểu kỹ môi trường học tập và đưa ra quyết định sáng suốt, đúng thời điểm.
ThS. Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) nhận định: "Thực tế hiện nay, khi thí sinh trúng tuyển bằng bất cứ phương thức nào thì cũng học cùng chương trình, giá trị bằng cấp như nhau, thụ hưởng tất cả dịch vụ hỗ trợ sinh viên như nhau.
Vì vậy lựa chọn xét tuyển học bạ là sự lựa chọn thông minh, đặc biệt trong bối cảnh điểm chuẩn của các trường dự kiến sẽ tăng mạnh".
Ghi nhận tại UEF - một trong những trường đại học song ngữ, quốc tế nổi bật hiện nay, lượng thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển học bạ ngày càng tăng. Được biết, trường này nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến hết ngày 10-9.
Đa phần thí sinh tham gia xét học bạ tại UEF đều khẳng định chọn trường vì lợi thế được đào tạo tiếng Anh theo chương trình song ngữ, bên cạnh đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập tốt,…
Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp trong thời hội nhập.
Đáng chú ý tại UEF, thí sinh tham gia xét học bạ còn nhận được các mức học bổng giá trị 100%, 50% và 25% học phí.
Chia sẻ về việc xét tuyển và trúng tuyển vào UEF bằng phương thức học bạ, tân sinh viên T.P.Q.H cho biết" "Em rất bất ngờ và vui mừng khi mình là một trong những tân sinh viên đầu tiên hoàn thành thủ tục nhập học.
Lý do em chọn xét tuyển học bạ vào UEF do có người thân đang theo học và biết được chất lượng đào tạo của nhà trường. Em nghĩ dù chọn hướng đi nào thì đích đến của bản thân cũng là một môi trường học tập tốt và đảm bảo được tương lai nghề nghiệp cho sinh viên".
Là môi trường học tập mở, sinh viên UEF sẽ có những trải nghiệm học tập từ hoạt động sinh viên sôi nổi, giao lưu quốc tế liên tục, học cùng giáo viên nước ngoài,… đã đào tạo nên những cá nhân hoàn thiện về cả chuyên môn lẫn kỹ năng.
Điều này lý giải cho việc tỉ lệ việc làm của sinh viên trường luôn ở mức cao - 94% (thống kê 2020 của Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp) và nhiều bạn giữ vai trò quan trọng từ chuyên viên chuyên môn đến cấp quản lý tại những công ty, tập đoàn kinh tế, thương mại trong và ngoài nước.
BÌNH LUẬN