Ngành công nghệ thông tin nhiều năm nay vẫn giữ vững vị trí hàng đầu - cả về nhu cầu nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp lẫn sự quan tâm của thí sinh.
Cùng khám phá những bí mật làm nên "quyền lực" của ngành công nghệ thông tin, cũng như bí quyết để nắm bắt được quyền lực này.
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất làm nên "quyền lực" của ngành công nghệ thông tin chắc chắc chính là "cơn bão" cách mạng 4.0 hiện nay. Công nghệ thông tin thật sự đang là "hơi thở" của thời đại khi những thành tựu của lĩnh vực này tác động vô cùng mạnh mẽ lên tất cả mọi phương diện trong đời sống, từ lao động sản xuất, kinh doanh đến giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí,...
Nhân lực công nghệ thông tin không chỉ cần thiết cho các tập đoàn công nghệ mà còn không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào - nếu doanh nghiệp đó mong muốn ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận.
Chỉ riêng tại TP.HCM, theo số liệu của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2020-2025 thị trường sẽ cần thêm hơn 16.000 lao động ngành công nghệ thông tin mỗi năm.
Ngoài những công việc đã khá quen thuộc như lập trình viên phần mềm, phát triển web, phát triển ứng dụng di động,... thì sinh viên công nghệ thông tin ngày nay còn có thể thử sức với rất nhiều những công việc mới mẻ như thiết kế mạng lưới Internet vạn vật (IoT), kỹ sư hệ thống machine-learing hay các công việc đến nghiên cứu ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) - đều là những vị trí đang rất "khát" nhân lực, kể cả ở những công ty tập đoàn công nghệ lớn.
Tất nhiên, những công việc mới mẻ này sẽ đòi hỏi ở "dân IT" nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn khá "khủng", nhưng bù lại thì mức đãi ngộ mà bạn nhận được sẽ đặc biệt xứng đáng.
Các bạn thí sinh yêu thích công nghệ thông tin có lẽ đang phải phân vân rất nhiều, vì hiện nay số lượng các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành này là rất lớn. Chọn trường nào phù hợp với định hướng học tập của bản thân, có thể phát huy tối đa năng lực là những câu hỏi luôn được quan tâm.
Tại khu vực phía Nam, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM,... là một địa chỉ được đông đảo phụ huynh, học sinh lựa chọn trong thời gian qua.
Ở trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), với mô hình đại học - doanh nghiệp, sinh viên công nghệ thông tin sẽ "học" bằng trải nghiệm thực tế. Ngoài các giờ học và thực hành tại trường với kiến thức về lập trình, an ninh mạng, quản lý và bảo mật thông tin,... sinh viên HUTECH còn có "giảng đường doanh nghiệp" với "giảng viên" chính là các chuyên gia, doanh nhân.
Cạnh đó là những chuyến tham quan thực tế, học kỳ doanh nghiệp tại TMA Solutions, FPT Software HCM, KMS Technology, SCC Việt Nam, Fujinet Systems,…
Không chỉ vậy, sinh viên công nghệ thông tin HUTECH gần như đứng ngoài nỗi lo "thất nghiệp", nhiều bạn còn có việc làm ngay từ năm 3, năm 4 - nhờ năng lực chuyên môn vững vàng, cũng như hoạt động hợp tác chặt chẽ của trường với các doanh nghiệp.
HUTECH chính là cái nôi của Ngày hội Việc làm công nghệ thông uy tín "HUTECH IT Open Day" - được tổ chức thường niên với hàng ngàn đầu việc "chờ đón" sinh viên Công nghệ thông tin TP.HCM trong mỗi lần tổ chức.
Thông tin xét tuyển ngành công nghệ thông tin ở một số trường đại học:
- Đại học HUTECH: Xét tuyển tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; hoặc thi tuyển sinh riêng do HUTECH tổ chức.
- ĐH Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM: xét tuyển tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT quốc gia; hoặc xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.
BÌNH LUẬN