Nhóm tác giả công trình nghiên cứu: Thanh Thúy - Nguyễn Dung - Ngọc Huyền
Nhưng NQTM, cũng như mọi hình thức kinh doanh khác, sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi những nhân tố xung quanh? Câu hỏi này đã thôi thúc ba cô gái Đỗ Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Dung và Võ Thị Ngọc Huyền (sinh viên năm 4 ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH Công nghệ TP.HCM - HUTECH) thực hiện nghiên cứu để tìm ra những kết quả thú vị.
Cần "hệ sinh thái" phù hợp
Với lợi thế từ một trường đại học đào tạo đa ngành, nhóm Thanh Thúy - Nguyễn Dung - Ngọc Huyền đã tiến hành khảo sát trên đối tượng là sinh viên thuộc cả ba nhóm ngành gồm Kinh tế, Công nghệ - Kỹ thuật, Ngoại ngữ & Khoa học xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên dù học chuyên ngành nào thì mức độ dự định khởi nghiệp cũng như nhau. Đặc biệt, kết quả cũng khẳng định không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong dự định khởi nghiệp bằng phương thức NQTM. Khẳng định này chính là "động lực" rất lớn cho những nữ sinh yêu thích khởi nghiệp của HUTECH nói riêng cũng như cho các trường đại học đào tạo nhóm ngành xã hội - nhân văn vốn có tình trạng "âm thịnh dương suy".
Trực tiếp hướng dẫn đề tài, ThS.Trần Thị Trang (Phó Trưởng khoa QTKD HUTECH) cho biết kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của môi trường giáo dục khởi nghiệp đến dự định khởi nghiệp của sinh viên nói chung và khởi nghiệp bằng phương thức NQTM nói riêng.
"HUTECH hiện đang triển khai nội dung Khởi nghiệp trong chương trình đào tạo của tất cả các ngành. Kết quả dự định khởi nghiệp trong sinh viên cả nam lẫn nữ tương đương nhau và ở mức khá cao đã phần nào cho thấy hiệu quả của chương trình đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở để Nhà trường tiếp tục cập nhật, nâng cao chất lượng đào tạo ở nội dung này",Ths Trang nói.
Định hướng khởi nghiệp là nội dung quan trọng với sinh viên HUTECH
Không dừng lại ở phạm vi cấp trường, thông qua khảo sát thực tế, nhóm sinh viên HUTECH cũng đưa ra nhiều đề xuất tích cực để nâng cao hiệu quả khởi nghiệp: Khuyến khích doanh nhân thành công đồng hành cùng các trường tham gia giảng dạy khởi nghiệp, khuyến khích chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ cấp Nhà nước như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm đầu thành lập, giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn,...
Nền tảng khởi nghiệp từ giảng đường
Khởi nghiệp là một xu hướng tất yếu đối với rất nhiều người trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trong tinh thần "hồ hởi khởi nghiệp", không phải ai cũng được chuẩn bị những nền tảng cần thiết cho con đường này.
Đi sâu tìm hiểu, nhìn nhận và đánh giá những vấn đề tồn tại trong hệ sinh thái khởi nghiệp từ ngay trên giảng đường đại học là một đóng góp đáng ghi nhận của sinh viên, cho thấy sự nghiêm túc của các bạn đối với một lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng cũng nhiều thách thức, đặc biệt với những bạn trẻ có đam mê, có ý tưởng nhưng chưa được chuẩn bị sẵn sàng.
Khởi nghiệp sinh viên - hướng nghiên cứu cần được các trường Đại học quan tâm
Một NCKH nghiêm túc về khởi nghiệp sinh viên cũng cho thấy sự gắn kết giữa nghiên cứu và khởi nghiệp - hai lĩnh vực vốn không có nhiều điểm chung theo quan niệm đào tạo truyền thống mà các trường đại học trước đây phải chọn (hoặc nghiên cứu, hoặc ứng dụng).
Theo tinh thần đào tạo hiện đại, những nền tảng quan trọng làm nên hiệu quả NCKH sinh viên là tăng cường năng lực chuyên môn, tập trung đào tạo năng lực tư duy, khuyến khích tự học, phát triển năng lực thực hành.
Giải thưởng Sinh viên NCKH cấp Bộ về phương thức khởi nghiệp bằng NQTM của nhóm sinh viên Thanh Thúy - Nguyễn Dung - Ngọc Huyền thêm một lần nữa khẳng định dấu ấn sinh viên Quản trị kinh doanh HUTECH trong năm 2018.
Được biết, trước đó, sinh viên Quản trị kinh doanh HUTECH cũng giành cú đúp tại Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can 2018 với giải Nhì thuộc về dự án startup "Không gian Sử Việt" (sinh viên Đoàn Minh Tân, Nguyễn Tấn Phát) và giải Ba thuộc về "Trà búp thanh long Đức Thuận" (sinh viên Mã Phú Cường, Trần Lê Mỹ Quỳnh và Trương Hoàng Phúc).
BÌNH LUẬN