Tuy nhiên, chất lượng đầu ra của ngành học này phụ thuộc phần lớn vào môi trường học và giáo trình giảng dạy – 2 yếu tố tạo ra sự chênh lệch chất lượng của sinh viên tốt nghiệp QTKD giữa các hệ đào tạo tại Việt Nam.
Một chương trình học tốt là chương trình trang bị cho sinh viên đủ 3 yếu tố: giáo trình cập nhật liên tục, ngoại ngữ tốt và kỹ năng thực tế.
Giáo trình cập nhật liên tục
Tại ĐH Greenwich (Việt Nam), giáo trình học được cập nhật hàng năm. Bên cạnh các môn học cơ bản như: Quản trị chiến lược, Nguyên lý marketing, Kế toán quản trị... Sinh viên còn có những lớp "Khởi nghiệp" hay "Phát triển lộ trình công danh". Đây là hai môn học cực kỳ quan trọng và ít xuất hiện trong các giáo trình quản trị kinh doanh truyền thống tại Việt Nam.
Làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam mới bắt đầu những năm gần đây và được ủng hộ rất lớn bởi chính phủ lẫn các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Tuy vậy, vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa thực sự hiểu về khởi nghiệp cũng như còn lúng túng với kế hoạch khởi nghiệp của mình. Tại ĐH Greenwich (Việt Nam) sinh viên không chỉ được đào tạo bài bản về môi trường kinh doanh mà còn thực sự có thầy cô là những người dẫn đường cho các ý tưởng khởi nghiệp này, định hướng cho sinh viên có những bước đi vững chắc nhất tới khi ra trường.
Nguyễn Hà Linh sinh viên chuyên ngành QTKD năm 3
Nguyễn Hà Linh – Sinh viên chuyên ngành QTKD năm 3 tại ĐH Greenwich (Việt Nam) chia sẻ: "Mình thích nhất là nghiên cứu các case study về những doanh nghiệp lớn trên thế giới, các thầy cô cũng đều là người có kiến thức thực tế và chia sẻ rất nhiều câu chuyện hay trong kinh doanh, nhờ những kiến thức này mà khi đi phỏng vấn thực tập và làm thêm, mình tỏ ra am hiểu và không bất ngờ trước những câu hỏi tình huống mà các công ty đưa ra".
Trang bị kỹ năng thực tế
Sinh viên chuyên ngành QTKD có đặc quyền được tham gia các chuyến company visits, được tận mắt tham quan và có những buổi học ngay tại cơ sở làm việc của các công ty tập đoàn lớn như Mitsubishi, Ajinomoto, Deloitte... Thông qua đó, sinh viên sẽ có cái nhìn thực tế về cách vận hành của các mô hình doanh nghiệp, thực sự quan sát môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Trong từng môn học, sinh viên sẽ được yêu cầu tự đề ra chiến lược kinh doanh của mình hoặc giải pháp thực tế cho từng vấn đề tại công ty, doanh nghiệp để có cái nhìn đa chiều, bao quát hơn về nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi, từ đó có thể thích nghi và ứng biến linh hoạt, khéo léo hơn trong công việc tương lai.
Sinh viên ĐH Greenwich (Việt Nam) tham quan trụ sở làm việc của Tập đoàn đa quốc gia Tek Experts tại Hà Nội
Ngoại ngữ
Với giáo trình giảng dạy được chuyển giao hoàn toàn từ Vương quốc Anh, sinh viên ĐH Greenwich (Việt Nam) được yêu cầu sử dụng 100% tiếng Anh trong giao tiếp và học tập tại trường.
Ngành QTKD tại ĐH Greenwich (Việt Nam) tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hồ sơ trực tiếp. Tuyển thẳng với các thí sinh có điểm tổng kết lớp 11 hoặc học kỳ I lớp 12 > 6.5 điểm hoặc điểm tổng kết lớp 11 hoặc học kì I lớp 12 môn Toán hoặc Anh Văn hoặc Tin học > 7.0 điểm.
Việc tiếp xúc với môi trường đa dạng văn hoá bao gồm sinh viên và giảng viên từ nhiều nước trên thế giới chính là thế mạnh về ngoại ngữ và tính thích nghi cao của sinh viên chuyên ngành QTKD tại trường.
Trong thời đại hội nhập và phát triển nhanh, sinh viên mới ra trường cần sở hữu nhiều hơn một tấm bằng đại học, kĩ năng và ngoại ngữ là vũ kí cạnh tranh lợi hại để thể hiện bản thân trước những nhà tuyển dụng khó tính.
Vậy nên dù cơ hội cho sinh viên chuyên ngành QTKD là rất rộng mở, phụ huynh và học sinh cũng cần có cái nhìn chân thực và lựa chọn kĩ lưỡng môi trường cũng như giáo trình học để chắc chắn con em mình có được những lợi thế cạnh tranh nhất khi tốt nghiệp.
Với bề dày 128 năm lịch sử tại Vương quốc Anh và 9 năm hoạt động tại Việt Nam trên cơ sở liên kết với Tổ chức giáo dục FPT.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH Greenwich (Việt Nam) nhận bằng cử nhân (bằng đại học) do ĐH Greenwich (Vương quốc Anh) cấp, có giá trị như sinh viên học chuyên ngành tương đương tại Anh quốc hay bất cứ cơ sở nào trên thế giới.
Tham khảo chi tiết về chuyên ngành QTKD của ĐH Greenwich (Việt Nam) tại đây
BÌNH LUẬN