Với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự bùng nổ các chương trình có bằng cấp quốc tế, các điểm đến du học hấp dẫn, các bậc phụ huynh có cơ hội tiếp cận tìm hiểu với những cơ hội giáo dục tiên tiến nhất nhưng cũng là thách thức tài chính đáng băn khoăn.
Chính vì vậy, làm sao tìm kiếm cơ hội hỗ trợ tài chính (Financial Aid) để theo đuổi ước mơ du học là câu hỏi của nhiều sinh viên và phụ huynh.
Đầu tiên, phụ huynh và sinh viên nên biết rõ các hình thức hỗ trợ tài chính. Hỗ trợ tài chính có thể là học bổng, phần thưởng, tài trợ cho công trình nghiên cứu, khoản vay học tập… có thể đến từ chính phủ Việt Nam, chính phủ nước ngoài, ngân sách của trường, các tổ chức quốc tế… Hỗ trợ tài chính có thể hỗ trợ 100% hoặc chỉ một phần học phí, không bao gồm chi phí sinh hoạt và các chi phí khác.
Yếu tố then chốt tiếp theo là ngành học phù hợp với sinh viên. Với ngành học đó, trường nào có thế mạnh đào tạo và cơ chế hỗ trợ tài chính ra sao. Đây là bước định hướng quan trọng. Nếu không có sự định hướng rõ ràng ngay từ đầu, sinh viên sẽ tốn thời gian tìm kiếm và không có được nguồn hỗ trợ tài chính như mong đợi.
Sau đó, cần tìm hiểu những yêu cầu để được cấp hỗ trợ tài chính là gì.
Học lực: Là yếu tố đầu tiên đánh giá khả năng của sinh viên. Thông thường điểm trung bình yêu cầu tối thiểu từ 3.0 – 3.25 (trên thang điểm 4). Sinh viên có thể được yêu cầu phải duy trì thành tích học tập để duy trì hỗ trợ tài chính. Ngoài ra, một số trường cũng xem xét điểm SAT/ACT (đối với đại học) hoặc GMAT/GRE (đối với cao học) để đánh giá toàn diện kiến thức chuyên ngành của ứng viên.
Yêu cầu tiếng Anh: Thông thường yêu cầu tối thiểu là ELTS 6.5 (tương đương Toefl ibt 79) dành cho bậc đại học và IELTS 7.0 (tương đương Toefl ibt 94) dành cho bậc cao học.
Bài luận: Có thể thể hiện quan điểm cá nhân theo những chủ đề được yêu cầu, hoặc đơn thuần thể hiện định hướng cá nhân. Bài luận phải thể hiện tư duy, lập trường, sự sáng tạo,...
Tiềm lực tài chính: Phụ huynh phải chứng minh được khả năng trang trải sinh hoạt phí và khoản học phí còn lại, sau khi đã trừ khoản hỗ trợ tài chính trong thời gian học tập.
Thư giới thiệu: Để được đánh giá một cách toàn diện, sinh viên đại học nên nhờ thầy cô trong trường giới thiệu. Thư giới thiệu đặc biệt có giá trị khi xin hỗ trợ tài chính ở bậc sau đại học. Sự giới thiệu của giảng viên môn chuyên ngành hoặc giảng viên hướng dẫn đề tài nghiên cứu là rất tốt. Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, không nên bỏ qua sự giới thiệu từ công ty mình đang công tác. Những yếu tố hội đồng xét hỗ trợ tài chính tìm kiếm từ thư giới thiệu là năng lực học tập, khả năng tư duy và năng lực lãnh đạo của ứng viên. Một điểm lưu ý nữa, thư giới thiệu cần thể hiện rõ họ và tên, nơi công tác, cách thức liên hệ với người giới thiệu, tên của trường/ tổ chức đang xem xét hỗ trợ tài chính .
Hoạt động ngoại khóa: Hoạt động cộng đồng, thể thao cũng là một điểm giúp cho hồ sơ của sinh viên nổi bật. Giữa 2 sinh viên có thành tích học tập tương đương nhau, hỗ trợ tài chính thường được cấp cho ứng viên tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa.
Thời gian nộp hồ sơ: phổ biến là sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống những hồ sơ tốt nhất trong đợt xét tuyển rồi chọn theo chỉ tiêu.
Sinh viên Nguyễn Đình Duy, Viện Đào Tạo Quốc Tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM nhận được học bổng và hỗ trợ tài chính trị giá 85.000 USD (tương đương gần 1 tỷ 900 triệu VNĐ) cho hai năm học cuối tại Đại học Texas Christian University, Hoa Kỳ
Sinh viên Nguyễn Thu Hương, Viện Đào Tạo Quốc Tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM nhận được học bổng và hỗ trợ tài chính trị giá 60.000 USD (tương đương gần 1tỉ 341 triệu VNĐ) cho hai năm học cuối tại Đại học Drexel, Hoa Kỳ
Mỗi chương trình hỗ trợ tài chính có đặc thù riêng. Phụ huynh và sinh viên cần tìm hiểu kỹ và được tư vấn cụ thể trước khi đăng ký xét tuyển.
Viện Đào tạo quốc tế - Đại học Quốc Gia TP.HCM (IEI) là đơn vị tư vấn du học công lập có uy tín và kinh nghiệm suốt gần 20 năm qua. Đội ngũ tư vấn kinh nghiệm, đã tư vấn thành công hàng ngàn du học sinh, trong đó hơn 40% nhận học bổng và hỗ trợ tài chính với tổng giá trị lên đến 140 tỉ đồng.
BÌNH LUẬN