Tại TP.HCM, đã có gần 50 cán bộ, công chức, 1.600 học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo, 90% học viên tốt nghiệp có việc làm, gần 100 khóa đào tạo đã được thực hiện, 500 tiểu thương tiếp cận các hoạt động hỗ trợ của dự án trong gần 7 năm qua.
Để hiện thực hóa dự án, LOTTE - KOICA - IUH Center hay còn được biệt với cái tên Trung tâm Đào tạo Dịch vụ Nhân lực LKIC (LKIC) đã được thành lập với những môn học được thiết kế chuyên biệt cho tình hình thực tế của Việt Nam như:
Kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng, Những nguyên lý về phân phối, Tiếp thị bán lẻ... nhằm phục vụ cho các khóa học với đối tượng là người đang tìm việc và khóa Tái đào tạo cho nhân viên các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán lẻ.
Sau thời điểm đại dịch COVID-19, năm 2021, trung tâm LKIC nhanh chóng chuyển sang hình thức đào tạo trực tiếp và triển khai theo kế hoạch ban đầu. Đồng thời biên soạn và xuất bản "Sổ tay hướng dẫn vận hành" nhằm hỗ trợ hoạt động của các tiểu thương, tổ chức Chương trình đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ, công chức Việt Nam liên quan đến các chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương tại Việt Nam…
Đặc biệt, LKIC còn trực tiếp biên soạn và phân phối tài liệu tự học về quản lý dành cho các cửa hàng quy mô nhỏ với những nội dung chính như Dịch vụ khách hàng cơ bản, An toàn thực phẩm và an toàn lao động, Chiến lược và chiến thuật tiếp thị và Quản lý cửa hàng và trưng bày.
Thông qua những hoạt động được chia sẻ bên trên, ngoài việc chạm đến ngày càng gần đến mục tiêu chính: vì sự phát triển cân bằng của ngành phân phối tại Việt Nam, các giá trị của dự án mang lại đã đồng thời mang đến lợi ích của 3 nhóm đối tượng:
- Phía người học: được đào tạo chuyên môn, đúng người, đúng việc, đúng nhu cầu của thị trường, được tiếp cận với nguồn kiến thức, kỹ năng từ các chuyên gia uy tín trong ngành, hỗ trợ học phí, có nhiều cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Theo đó, đã có hơn 350 học viên tốt nghiệp, tỉ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt 90%. Đồng thời đào tạo 112 giảng viên trực thuộc các trường đại học trên cả nước tham gia khóa đào tạo TOT (Training of trainers) - vốn là khóa học nhằm thu hút các giảng viên bậc thầy huấn luyện các giảng viên mới ít kinh nghiệm hơn với dịch vụ khách hàng cơ bản.
- Phía thị trường việc làm: có được lực lượng lao động có chất lượng, giải quyết trình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành phân phối đang ngày càng lớn, điều chỉnh cán cân phát triển đồng đều giữa các kênh phân phối hiện đại và chợ truyền thống, tiểu thương...
- Phía các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán lẻ: Đem lại cơ hội đào tạo đồng thời tận dụng nguồn lao động chất lượng, nâng cao giá trị cho các hoạt động cộng đồng của các công ty.
Dự án "Nâng cao năng lực và phát triển ngành dịch vụ phân phối tại Việt Nam" là một phần trong dự án ODA (Hỗ trợ Phát Triển Chính thức) của Chính phủ Hàn Quốc.
Dự án được tiến hành triển khai bởi World Together - Tổ chức phi chính phủ phát triển quốc tế, tài trợ bởi Tập đoàn Lotte và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), cùng với sự hợp tác từ phía Việt Nam của Bộ Công Thương (MOIT) và Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH) với mục tiêu hướng đến một thị trường phát triển đồng đều giữa các kênh phân phối hiện đại và chợ truyền thống, tiểu thương...
Giai đoạn 2 của dự án kéo dài 3 năm từ tháng 12 năm 2019 đã gặp phải rất nhiều thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên với sự linh hoạt, nhạy bén thích nghi, dự án đã không ngừng tạo ra những giá trị thiết thực.
BÌNH LUẬN