Sau khi các trường hoàn tất công bố điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, có rất nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng không đậu nguyện vọng mong muốn.
Nhiều thí sinh cũng kỳ vọng vào đợt thi đánh giá năng lực lần 2 của ĐHQG TP.HCM nhưng cũng không khả thi vì tình hình dịch bệnh không tổ chức được.
Lúc này, xét tuyển học bạ THPT trở thành lựa chọn gần như duy nhất của rất nhiều thí sinh. Cơ hội không thể bỏ qua vì danh sách trường công bố việc xét tuyển bổ sung hằng năm thường là số ít.
Ghi nhận tại Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), trường nhận hồ sơ xét tuyển học đến ngày 30-9. Trong đợt xét tuyển học bạ cuối này, mức điểm đầu vào đã có sự biến động rõ rệt so với các đợt trước đó, cụ thể là điểm xét tăng mạnh. Đây cũng là quy luật trong xét tuyển, các đợt về cuối chỉ tiêu còn lại sẽ ít.
Với phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, so với đợt 20-9, mức điểm nhận hồ sơ tăng từ 1 - 3 điểm, phương thức xét học bạ 5 học kỳ tăng từ 2 - 5 điểm. Trong đó, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quan hệ quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quan hệ công chúng là nhóm ngành có mức điểm tăng cao nhất.
Nhìn chung, dù mức điểm nhận hồ sơ có chiều hướng tăng, song điều kiện xét tuyển học bạ được đánh giá là phù hợp năng lực học tập của nhiều thí sinh, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho thí sinh chọn được ngành học yêu thích sau khi không vào được ngành học bằng xét nguyện vọng.
Với việc xét học bạ tại UEF, thí sinh ngoài việc chọn được ngành học thế mạnh như Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Marketing, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán hay Ngôn ngữ Anh,... thí sinh còn được chọn các ngành học mới phù hợp xu hướng như Bất động sản, Thiết kế đồ họa, Tài chính quốc tế, Tâm lý học.
Xác định là cơ hội cuối để vào đại học, nhiều thí sinh đã liên hệ để đăng ký sớm. "Trước đây em có đăng ký nguyện vọng vào trường ngành Marketing, nhưng điểm chuẩn tăng quá cao, em không trúng tuyển. Xem điểm học bạ thì thấy em có cơ hội hơn nên nhanh chóng gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ 5 học kỳ. Hy vọng em sẽ theo đuổi được ngành học yêu thích từ năng lực học tập phổ thông", thí sinh Đ.T.Minh (Vũng Tàu) chia sẻ.
Nhận thấy 2021 là năm tuyển sinh với nhiều biến động ngay cả trong việc thi tốt nghiệp THPT cũng như việc chọn trường xét tuyển của thí sinh, UEF tiếp tục triển khai chính sách học bổng với các suất từ 25%, 50% đến 100% học phí để tiếp sức cho thí sinh, nhất là trong giai đoạn kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch COVID-19. Đây cũng là lợi ích kép mà phương thức xét tuyển học bạ mang lại, bên cạnh việc mở rộng cơ hội vào đại học cho các thí sinh.
Nắm bắt cơ hội trúng tuyển vào UEF, các bạn trẻ năng động có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập quốc tế với chương trình song ngữ chú trọng tiếng Anh cùng đa dạng các chương trình hợp tác quốc tế, tạo nền tảng cho sinh viên hội nhập, tiến xa trong nền kinh tế 4.0 hiện nay.
BÌNH LUẬN